Những biến tấu mới trong dạy thêm sau khi Thông tư 29 có hiệu lực

Những biến tấu mới trong dạy thêm sau khi Thông tư 29 có hiệu lực

Sau nửa tháng kể từ khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT chính thức đi vào thực hiện, hoạt động dạy thêm, học thêm đã có những thay đổi đáng kể. Trong khi nhiều trường học và giáo viên nghiêm túc chấp hành quy định, một bộ phận khác vẫn tìm cách “lách luật” để duy trì hoạt động dạy thêm.

Những biến tấu mới trong dạy thêm

Học thêm “lách luật”: Chuyển địa điểm, thay đổi danh nghĩa

Tại Hà Nội, chị Hải Anh cho biết trường của con chị đã thông báo dừng hoàn toàn hoạt động dạy thêm. Tuy nhiên, sau đó không lâu, phụ huynh lại nhận được thông báo về việc tổ chức lớp học thêm tại một trung tâm gần trường, vẫn do giáo viên đang dạy trên lớp đảm nhận.

Tại Hưng Yên, chị Giáng Hương cũng chấp nhận cho con tạm dừng học thêm trong một tuần, nhưng ngay sau đó nhà trường hướng dẫn học sinh đăng ký học tại một trung tâm bôi dưỡng văn hóa ngay trong khuôn viên trường. Mỗi lớp học được sắp xếp đổi giáo viên, để tránh việc giáo viên dạy chính lớp cũa mình.

Phụ huynh tự tổ chức nhóm học tại nhà

Trên thực tế, với những học sinh cuối cấp, nhu cầu học thêm vẫn rất cao. Anh Trần Nhật Hoàng (Hải Dương) chia sẻ, lo lắng việc dừng học thêm ảnh hưởng tới kỳ thi tuyển sinh lớp 10, anh và một số phụ huynh khác trong lớp đã lập nhóm, mời cô giáo về dạy tại nhà dưới danh nghĩa “người nhà”. Học sinh không trả phí chính thức mà phụ huynh tự nguyện “cảm ơ” vào cuối tháng.

Trung tâm chuyển hướng, lách luật qua chương trình học

Thông tư 29 nghiêm cấm dạy thêm ở bậc Tiểu học (trừ các môn nghệ thuật, thể thao, kĩ năng sống), nhưng nhu cầu học thêm Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh của phụ huynh vẫn rất lớn.

Thay vì giảng dạy theo chương trình chính quy, nhiều trung tâm đã chuyển hướng sang dạy Toán Tư duy, Tiếng Anh quốc tế. Một số cơ sở vẫn từng bớ sung nội dung theo chương trình của Bộ GD-ĐT để đảm bảo học sinh đạt yêu cầu trong các kỳ thi quan trọng.

Hậu quả và chế tài xử phạt

TS Đặng Văn Cường (Trường ĐH Thủy Lợi) nhấn mạnh rằng, theo Nghị định 138/2013, vi phạm quy định về dạy thêm có thể bị phạt từ 1 – 12 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài xử phạt hành chính, giáo viên là đảng viên, cán bộ công chức có thể bị kỷ luật, thậm chí buộc thôi việc.

Với những chiếu thức “lách luật” hiện nay, rõ ràng việc quản lý hoạt động dạy thêm vẫn là một bài toán khó, đồi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh.

Dưới góc nhìn của Dạy Tốt, việc học thêm nếu được tổ chức đúng cách, hợp pháp và có định hướng rõ ràng sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, phát triển tư duy và đạt kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên, những hình thức “lách luật” như hiện nay không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Tại daytot.com.vn, chúng tôi cam kết mang đến cho học sinh các chương trình học bổ trợ chính thống, tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức trên lớp mà còn phát triển toàn diện. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các khóa học của chúng tôi, bởi:

  • Chương trình giảng dạy được thiết kế bài bản, bám sát khung chương trình của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn tạo không gian cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo.
  • Giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm, đảm bảo phương pháp giảng dạy hiệu quả, truyền cảm hứng học tập.
  • Môi trường học tập chuyên nghiệp, minh bạch, không có hình thức ép buộc hay gây áp lực học tập.

Thay vì tìm cách “lách luật”, phụ huynh hãy lựa chọn những giải pháp học thêm hợp pháp, hiệu quả để giúp con đạt kết quả tốt nhất trong học tập.